Điều cần biết nếu bạn muốn trở thành một Kỹ sư Cơ khí giỏi (P2)

//Điều cần biết nếu bạn muốn trở thành một Kỹ sư Cơ khí giỏi (P2)

Sau Phần 1, chúng ta cùng tiếp tục khám phá những điều làm nên một người kỹ sư cơ khí giỏi cùng FUMEE.

6. Tìm một cơ sở đào tạo kỹ sư hợp lý

Trên thế giới, tổ chức “QS World University Ranking” đã xây dựng danh sách những trường và cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí, theo xếp hạng về học thuật, thương hiệu và mức độ ảnh hưởng đối với cộng đồng. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng các trường/cơ sở đào tạo tại trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, danh sách các trường Đại học trọng điểm Quốc gia cũng là một nguồn tham khảo đáng tin cậy. Việc chọn một cơ sở đào tạo hợp lý sẽ tạo một bước khởi đầu vững chắc cho ngành nghề sau này của bạn.

7. Chọn một lĩnh vực chuyên môn phù hợp

Khi đã chọn được định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân, bạn sẽ nhận thấy mình có rất nhiều lĩnh vực chuyên môn để lựa chọn đi sâu vào tìm hiểu, học tập và cập nhật xu hướng khoa học công nghệ về chuyên môn đó.

Với những năm học cơ sở ngành, bạn sẽ được làm quen với các vấn đề nền tảng cho Kỹ thuật Cơ khí như cơ học kỹ thuật (bao gồm tĩnh học và động học), nhiệt động lực học, động lực học chất lỏng, sức bền vật liệu, cơ sở thiết kế máy và đồ họa.

kỹ sư

Sau khi đạt được những kiến thức cơ sở ngành, bạn có thể đi sâu vào một lĩnh vực phù hợp với bản thân.
Những yêu cầu đầu vào của các định hướng chuyên môn trong ngành Kỹ thuật Cơ khí có thể khác nhau, nhưng đều đòi hỏi một nền tảng tốt về toán, vật lý, và có thể là cả hóa học trong một số lĩnh vực. Nếu kiến thức nền tảng của bạn chưa đáp ứng được yêu cầu cơ sở ngành, bạn nên dành thêm thời gian để chuẩn bị kỹ càng hơn.

8. Theo đuổi chuyên môn lâu dài

Theo đuổi những công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp Kỹ thuật Cơ khí bao gồm nghiên cứu, thiết kế, phát triển và sản xuất, kiểm tra các sản phẩm/thiết bị như động cơ, dụng cụ, máy móc…
Bạn sẽ luôn tiếp xúc với máy móc, động cơ, và các sản phẩm kỹ thuật khác. Hãy xây dựng và theo đuổi một tầm nhìn xa hơn nếu bạn muốn trở thành quản lý, hoặc các cấp điều hành.

9. Cập nhật thông tin

Học viên Cơ khí cũng như các kỹ sư nên tìm hiểu, tham khảo các nguồn tài liệu và kiến thức từ các tổ chức chuyên ngành, bên cạnh các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm. Bạn sẽ tìm được các thông tin, dự án, thông số vật liệu và những yếu tố cần thiết trong suốt quá trình học tập cũng như nghề nghiệp sau này.

10. Kỳ vọng một mức lương thỏa đáng

Trang web PayScale tiết lộ mức lương mà kỹ sư Cơ khí thường nhận được, với trung bình 108.000 đô la Mỹ một năm. Tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo mức lương của ngành Cơ khí theo thông tin của các cơ sở tuyển dụng. Mức lương này phụ thuộc vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm của ứng viên. Theo thống kê thì lương thông thường đối với các kỹ sư Cơ khí mới ra trường dao động khoảng 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ. Đối với một số công ty/doanh nghiệp nước ngoài, mức lương có thể lên đến 15.000.000 – 40.000.000 VNĐ, tất nhiên là với yêu cầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ để trao đổi trong công việc.

Sau một số năm kinh nghiệm, công việc Cơ khí sẽ liên quan đến nhiều dự án cải tiến hơn, yêu cầu thời gian xuống xưởng nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ không lo bản thân mình trở nên nhàm chán với công việc thiết kế, tính toán trên bản vẽ đơn thuần nữa.

Nguồn: https://fumee.vn/

2020-11-18T16:24:38+07:00November 14th, 2018|Categories: Cơ khí Việt Nam|Tags: , |0 Comments

Leave A Comment