XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TRONG NƯỚC

//XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TRONG NƯỚC

Chính phủ và các chuyên gia đang xây dựng định hướng và đề xuất các chính sách hợp lý để phát triển cơ khí nội địa. Mục tiêu đặt ra có thể đáp ứng được từ 50 – 70% nhu cầu.

Giai đoạn 2018 – 2030

Dự đoán đến năm 2030, tổng nhu cầu về thiết bị, máy móc cơ khí phục vụ sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 350 tỷ USD. Nhưng cho đến nay, thị phần của cơ khí Việt còn ở mức rất thấp. Các chuyên gia cơ khí cho rằng, nếu có chính sách hợp lý, cơ khí nội địa có thể phát triển và đáp ứng được từ 50-70% nhu cầu.

cơ khí

Thị phần của cơ khí Việt còn ở mức rất thấp

Theo số liệu từ Viện nghiên cứu cơ khí cho biết, giai đoạn từ nay đến 2030, nhu cầu thị trường ngành công nghiệp thiết bị đồng bộ từ 8-10 tỷ USD/năm. Ngành công nghiệp ô tô đạt 18 tỷ USD/năm; ngành máy nông nghiệp, máy canh tác, máy chế biến sau thu hoạch đạt 3 tỷ USD/năm; ngành khai thác và chế biến khoáng sản là 3 tỷ USD/năm; thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn như bơm, quạt, động cơ, hộp số… 2 tỷ USD/năm. Ngành đường sắt dự kiến đạt 30 tỷ USD và hệ thống tàu điện ngầm đạt 20 tỷ USD…

Những con số kể trên là chưa tính đến công nghiệp phụ trợ. Nếu phát triển tốt, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan… thì thị trường còn lớn và triển vọng hơn rất nhiều. Biết cách tận dụng lợi thế cuộc cách mạng 4.0 thì hoàn toàn có thể đáp ứng 60% nhu cầu.

Định hướng phát triển

Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết, thị trường cơ khí từ nay đến 2020 có tiềm năng rất lớn. Và các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm mọi cách nhảy vào để kiếm lợi nhuận. Vậy mà, quản lý của nhà nước vẫn chưa thấy hết cơ hội ngàn vàng này.

Ông Nguyễn Văn Thụ, nguyên Chủ tịch VAMI cho hay, thị trường không phải yếu tố duy nhất. Nhưng là quan trọng nhất để hoạch định sự phát triển kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp nói riêng. Do vậy, công nghiệp cơ khí với nhu cầu thị trường nội địa hơn 90 triệu dân là khá lý tưởng. Đây chính là mấu chốt cho sự cần thiết phải tạo điều kiện cho ngành phát triển.

cơ khí

Kinh nghiệm nhiều nước khác đã làm là luôn đặt hàng cho các doanh nghiệp cơ khí nước nhà thực hiện các gói thầu. Doanh nghiệp cơ khí khi có đơn hàng thường xuyên mới có điều kiện tái đầu tư, phát triển bền vững và đảm bảo là lực lượng chính yếu khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”, ông Thụ nói.

Thực tế cũng cho thấy, năm 2017, Việt Nam vẫn chưa giải được bài toán đầu tư có trọng điểm cho cơ khí nước nhà để ngành cơ khí có đủ nội lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, nhiều ngành nghề cơ khí trong thời gian qua cũng đã vươn lên khá mạnh mẽ, có thể kể đến như ngành công nghiệp thiết bị đồng bộ.

Xây dựng chính sách ngành cơ khí

Việt Nam cần có chính sách bảo hộ, bảo vệ thị trường có thời hạn và có điều kiện đặc biệt cho các dự án đầu tư công. Chỉ định thầu  hoặc đấu thầu trong nước các hạng mục mà doanh nghiệp trong nước có khả năng thiết kế, chế tạo, cung cấp.

Như vậy, chúng ta cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn trong lĩnh vực cơ khí có quy mô chuỗi cung ứng lớn. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước tham gia cung cấp phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm. Theo đó, chú trọng phát triển các ngành cơ khí có tiềm năng phát triển như ô tô, thiết bị công nghiệp, cơ khí gia dụng và dụng cụ…

Nguồn: https://fumee.vn/

2019-12-30T16:18:44+07:00November 24th, 2018|Categories: Cơ khí Việt Nam|Tags: , , |0 Comments

Leave A Comment