NHÌN LẠI BỨC TRANH NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM

//NHÌN LẠI BỨC TRANH NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM

Từ hai mươi năm trở lại đây, cơ khí được coi là ngành xương sống của nền kinh tế. Là nền tảng hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Nhưng trong nhiều năm xây dựng chính sách và định hướng phát triển, ngành cơ khí vẫn dậm đều tại chỗ không khẳng định được vai trò quyết định của mình.

Mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu

Các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp cơ khí nội địa buộc phải chuyển mình mạnh mẽ mới thích ứng được. Theo báo cáo của Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 50 tỉ USD; trong đó, sản xuất trong nước 16 tỉ USD. Như vậy, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được 32,5% nhu cầu cơ khí cả nước. Trong khi mục tiêu đề ra phải đáp ứng được 45 – 50% từ năm 2010.

cơ khí

Ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu cơ khí cả nước

Sau 20 năm phát triển, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới. Phần lớn việc tổ chức DN, quản lý sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển chỉ mới ở trình độ công nghệ thời 2.0. Làm cho các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực… thua kém các nước trong khu vực. Sự tụt hậu này có cả trách nhiệm của quản lý nhà nước và của các DN cơ khí nội địa.

Hệ thống chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất cơ khí nội địa không hữu hiệu. Không đi vào cuộc sống, không bảo vệ được thị trường nội địa, mất nhiều đơn hàng cho nước ngoài… Kiến cho cơ khí Việt Nam bị thua ngay trên sân nhà.

Cần định hướng và thay đổi ngành cơ khí

Theo Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam (năm 2025, tầm nhìn đến 2035), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngành cơ khí sẽ nắm bắt cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0 để vươn lên mạnh mẽ. Nhằm tạo điều kiện cho DN đổi mới thiết bị, công nghệ phù hợp, khuyến khích và ưu đãi các doanh nghiệp cơ khí áp dụng các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất.

Cách mạng công nghiệp cơ khí lần thứ 4 chắc chắn sẽ làm thay đổi cả hệ thống dây chuyền công nghệ thiết kế, chế tạo cơ khí truyền thống. Đây là cơ hội để Việt Nam đổi mới ngành cơ khí chế tạo. Vấn đề là phải có kế hoạch đầu tư các dây chuyền chế tạo cơ khí áp dụng công nghệ mới. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đầu tư cho con người. Đây là nhân tố quan trọng để thực hiện cuộc cách mạng này.

Theo Phó Tổng giám đốc VEAM – ông Hồ Mạnh Tuấn cho rằng, cần có chính sách khuyến khích đầu tư. Nhưng tập trung cho các DN có sản xuất quy mô công nghiệp và có thương hiệu, có thị trường tiêu thụ, không dàn trải như trước. Trong giai đoạn đầu, có thể tập trung ưu tiên vào lĩnh vực chế tạo nguyên liệu đầu vào như các sản phẩm đúc, rèn và thép chế tạo giúp doanh nghiệp trong nước có thể chủ động về nguyên liệu và tăng tỉ lệ nội địa hóa.

Nguồn: https://fumee.vn/

2018-11-27T19:44:56+07:00November 27th, 2018|Categories: Cơ khí Việt Nam|Tags: , |0 Comments

Leave A Comment