LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÁNH RĂNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ

//LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÁNH RĂNG TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ

Bánh răng là chi tiết rất phổ biến trong cơ khí chế tạo và xuất hiện ở hầu như tất cả các loại máy móc hiện hành. Kiến thức hôm nay sẽ giải đáp các tình huống răng bị hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế và cách chúng ta nhận dạng vật liệu cũng như phương pháp chế tạo, các thông số của bánh răng.

bánh răng

1. Cấp chính xác của bánh răng

Cấp chính xác của bánh răng thường bị nhầm thành cấp chính xác thông thường quy định cho 1 chi tiết. Nhưng như vậy là hoàn toàn sai! Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định độ chính xác của bánh răng có 12 cấp đánh số từ 1 đến 12 theo mức độ giảm dần. Và thường sử dụng các cấp chính xác 6 – 9.
Ngoài ra còn có quy định về độ chính xác khe hở, nhằm tránh hiện tượng bị kẹt răng với các mức độ khe hở giảm dần từ A, B, C, D, E, H (trong đó H tương ứng với khe hở bằng 0).

2. Kết cấu

Có nhiều loại như loại bánh răng chế tạo liền khối với trục, loại thì được khoét lõm,… nhưng đều tuân theo 1 quy luật.
Nếu đường kính ngoài d < 150 mm: Bánh răng được chế tạo liền khối và không khoét lõm.
Nếu 150 < d < 600: Bánh răng thường được khoét lõm để giảm khối lượng.
Nếu d > 600: Bánh răng này thường được chế tạo vành riêng bằng thép loại tốt, sau đó ghép vào moayer.

3. Vật liệu chế tạo

Dựa vào các tiêu chí của sản phẩm, người ta có những yêu cầu cụ thể khi chọn vật liệu chế tạo bánh răng: tải trọng lớn hay nhỏ, khả năng công nghệ và thiết bị chế tạo cũng như vật tư cung cung, kích thước to hay nhỏ gọn… Và một yếu tố rất quan trọng chính là môi trường làm việc của bánh răng có ăn mòn hay chịu tác dụng hay không.
Vật liệu chế tạo răng thường chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: độ rắn HB < 350, bánh răng thường được thường hóa hoặc tôi cải thiện. Nhờ độ rắn thấp nên có thể cắt chính xác khi nhiệt luyện, đồng thời bộ truyền có khả năng chạy mòn.
Nhóm 2: độ rắn HB > 350, bánh răng thường được tôi thể tích, tôi bề mặt, thấm cacbon, thấm nito. Dùng các nguyên công tu sửa đắt tiền như mài, mài nghiền… Răng chạy mòn kém nên phải nâng cấp độ chính xác, nâng cao độ cứng của trục.


Đối với hộp giảm tốc chịu công suất trung bình hoặc nhỏ, chọn vật liệu nhóm 1. Chú ý, để tăng khả năng chạy mòn, nên nhiệt luyện bánh răng lớn đạt độ rắn thấp hơn độ rắn bánh răng nhỏ từ 10 đến 15 đơn vị.
Đối với công suất lớn, chọn vật liệu bánh nhỏ là thép nhóm 2, bánh lớn nhóm 1 hoặc nhóm 2. Nhiệt luyện 2 bánh như nhau và độ rắn bằng nhau.

4. Yêu cầu đối với vật liệu

Nên chọn vật liệu bánh răng nhỏ tốt hơn bánh răng lớn vì số chu kỳ của bánh nhỏ nhiều hơn. Chọn vật liệu bánh răng cấp chậm tốt hơn cấp nhanh vì momen trên trục của cấp chậm lớn hơn, nên tải trọng lên các răng lớn hơn cấp nhanh.
Tùy theo mục đích sử dụng và môi trường làm việc, mà người kỹ sư lựa chọn các vật liệu như: C45, 40X hay 20X,… Vì dễ tôi thấm và đạt độ cứng như yêu cầu. Ngoài ra bánh răng còn được làm từ nhựa, hợp kim hay Nhôm,…

FUMEE là công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa. Đội ngũ kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt hội đồng cố vấn chuyên môn là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đầu ngành đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các viện nghiên cứu khoa học trong nước. FUMEE chuyên cung cấp các giải pháp cơ khí, thiết kế và sản xuất. Chúng tôi tin rằng trong tương lai không xa, FUMEE cũng sẽ cung cấp được cho các doanh nghiệp thế hệ robot công nghiệp hiện đại, hiệu quả và đáng tin cậy.

Hy vọng một số kiến thức chia sẻ về bánh răng vừa rồi sẽ giúp ích cho các bạn.

Nguồn: https://fumee.vn/

2018-10-20T14:44:43+07:00October 20th, 2018|Categories: Cơ khí Việt Nam|Tags: , |0 Comments

Leave A Comment