BÀI TOÁN XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

//BÀI TOÁN XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Cho đến nay, ngành công nghiệp hỗ trợ tạo Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức gia công chế tạo các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu. Vì vậy, để phát triển bền vững ngành công nghiệp này trong tương lai, chính phủ và các doanh nghiệp cần có cơ chế và lộ trình cụ thể.

Ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo báo cáo từ Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), hiện ngành chế tạo ô tô tỷ lệ nội địa hóa khoảng 5 – 20%; ngành điện tử từ 5 – 10%; da giày, dệt may 30%; ngành cơ khí chế tạo khoảng 15 – 20%. Đây là một con số khá khiêm tốn.

công nghiệp hỗ trợ

Nhiều ngành nghề trong nước đang phải chịu cảnh phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Nguyên nhân được cho rằng, với vốn yếu, cơ sở vật chất còn lạc hậu so với các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài. Cộng đồng doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất cần các chính sách hỗ trợ cụ thể và có lộ trình rõ ràng của Chính phủ.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đang phải “tự bơi”, tự tìm hiểu về công nghệ, định hướng phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm…Mới chỉ dừng ở gia công chế tạo các sản phẩm đơn giản, công nghệ còn thấp. Do đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang bị cạnh tranh rất quyết liệt bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Giải pháp nào cho công nghiệp hỗ trợ

Ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch HANSIBA cho rằng, cần sớm có Luật Công nghiệp hỗ trợ và xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành này. Bởi đây là ngành nghề nền tảng, là cơ sở để phát triển nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt chuẩn”, đảm bảo rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất khác nhau, phù hợp yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời xác định ưu đãi với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn cho các doanh nghiệp, hình thành phát triển khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sâu… Từ đó, sẽ tạo thành chuỗi liên kết phát triển các doanh nghiệp.

Theo bà Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (SIDEC), một giải pháp quan trọng và thiết thực hơn để vực dậy các doanh nghiệp ngành, là Bộ Công Thương cùng các bộ ngành liên quan cần tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ rõ nét hơn cho cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ.

FUMEE là công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa. Đội ngũ kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt hội đồng cố vấn chuyên môn là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đầu ngành đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các viện nghiên cứu khoa học trong nước. FUMEE chuyên cung cấp các giải pháp cơ khí, thiết kế và sản xuất. Chúng tôi tin rằng trong tương lai không xa, FUMEE cũng sẽ cung cấp được cho các doanh nghiệp thế hệ robot công nghiệp hiện đại, hiệu quả và đáng tin cậy.

Đó chỉ là những băn khoăn của doanh nghiệp, còn từ Chính phủ, chúng ta còn phải chờ những kế hoạch và chính sách mới.

Nguồn: https://fumee.vn/

2018-10-20T11:10:31+07:00October 20th, 2018|Categories: Cơ khí Việt Nam|Tags: , |0 Comments

Leave A Comment